Tự lập là một trong những kỹ năng cần được giảng dạy từ giáo dục mầm non. Để trẻ có thể thích nghi với môi trường xung quanh, chủ động hơn trong cuộc sống. Từ đó, nhà trường và phụ huynh cần tìm ra phương pháp nuôi dạy phù hợp để rèn luyện tính tự lập cho trẻ từ sớm. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ những điều quan trọng giúp cha mẹ dễ dàng dạy con khả năng tự lập.

Vì sao nên dạy trẻ tự lập?

  • Giúp trẻ hiểu được con có thể làm được và đáng quý với cha mẹ
  • Nuôi dưỡng lòng tự trọng vì xuất phát của lòng tự trọng là tự làm những việc cho chính mình
  • Trẻ sẽ hiểu được sự khó khăn khi làm những công việc mà ba mẹ thường xuyên làm và coi trọng điều đó
  • Luyện tập cho trẻ sự tự tin và can đảm khi thử sức ở công việc mới
  • Khi tự lập trẻ có xu hướng chủ động tìm tòi, học hỏi về kiến thức bổ ích xung quanh
  • Trẻ biết có trách nhiệm hơn trong những việc gia đình như giúp ba mẹ dọn dẹp đồ chơi, quần áo của mình,…
  • Tạo nền tảng cho trẻ sau khi lớn lên có thể tự lập sống riêng

Giáo dục mầm non 1

Cần dạy cho trẻ những kỹ năng rèn luyện cần thiết

Các bậc phụ huynh nên dạy con sống dựa vào chính đôi tay của mình ngay khi còn nhỏ. Trẻ từ 3 tuổi trở đi đã nhận thức được mọi thứ xung quanh. Đây là giai đoạn áp dụng phương pháp dạy trẻ hiệu quả nhất. Những kỹ năng cơ bản phù hợp với trẻ như:

  • Kỹ năng chăm sóc bản thân: Trẻ nên tự biết dọn dẹp đồ chơi, thay quần áo, tự ăn,…
  • Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Trẻ nên biết đi vệ sinh đúng nơi hay chủ động gọi ba mẹ, bỏ rác đúng nơi quy định,…
  • Kỹ năng giúp đỡ người khác: Từ 4 tuổi trở đi, ba mẹ dạy trẻ hiểu giúp đỡ người khác lúc khó khăn là một việc tốt và nên thực hiện thường xuyên. Những công việc trẻ có thể giúp như giúp mẹ dọn bàn ăn, bật tivi, bật quạt,…

Giáo dục mầm non 2

Ba mẹ nên kiên nhẫn chờ đợi khi con thực hiện công việc

Bên cạnh khuyến khích con trẻ tự lập và tạo môi trường rèn luyện cho con thì cha mẹ cũng nên kiên nhẫn chờ đợi con thực hiện. Mặc dù khá mất thời gian nhưng nếu trẻ đang cố gắng làm một việc gì đó nên kiên nhẫn chờ xem con làm đúng hay chưa. Cha mẹ cần đầu tư thời gian, quan sát, lắng nghe lời nói và hành động của con. Đây cũng là cách dạy trẻ biết xử lý và giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.

Xây dựng tính tổ chức ngay tại gia đình

Những hành động của ba mẹ, ông bà hay anh chị đều có thể được trẻ ghi nhận và bắt chước làm theo. Ba mẹ nên để ý hoặc nghe những câu hỏi của trẻ để hiểu hơn về con và tìm ra cách dạy trẻ tự lập một cách hợp lý. Đây cũng là phương pháp dạy trẻ từ 5 tuổi mà các bậc phụ huynh nên tham khảo.

Giáo dục mầm non 3

Giao cho trẻ làm một vài công việc

Mỗi trẻ đều muốn thể hiện khả năng với ba mẹ, muốn được làm những công việc giống của người lớn do đó cha mẹ có thể giao cho trẻ một số công việc đơn giản phù hợp với khả năng của trẻ như giúp mẹ xếp quần áo, đặt đồ chơi vào nơi quy định, tự bỏ quần áo bẩn vào máy giặt,… Và sau khi trẻ hoàn thành công việc phụ huynh nên có những lời khen, động viên, khuyến khích lặp đi lặp lại thường xuyên.

Khuyến khích trẻ làm việc

Trong quá trình dạy con kỹ năng sống tự lập hay thường xuyên khen ngợi khi trẻ hoàn thành công việc, những lời khen đúng lúc giúp trẻ vui vẻ và có biểu hiện sống tích cực. Điều này khuyến khích những hành động tốt của trẻ trở thành thói quen hình thàng tính cách cho trẻ sau này.

Giáo dục mầm non 4

Ba mẹ cũng có thể khen thưởng bằng những món quá nhỏ như bánh kẹo, món ăn trẻ thích để động viên, khiến trẻ thích thú và chủ động làm việc hơn.

Kết,

Trẻ em được dạy kỹ năng tự lập từ giáo dục mầm non sẽ đạt được vô vàn lợi ích. Khi tự tay làm được các công việc trẻ sẽ tự tin vào khả năng của bản thân hơn và tích cực thực hiện những thách thức khác trong cuộc sống sau này. Từ đó trẻ sẽ có khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh sống một cách tuyệt vời.

>>> Tham khảo: Chương trình học mầm non của trường quốc tế Việt Úc