Ngoài những giờ học tiếng Anh trên lớp, ba mẹ hoàn toàn có thể kèm cập thêm tiếng Anh cho con tại nhà theo những cách sau đây, mà không lo ngại con sẽ bị áp lực hay quá tải trong vấn đề học tập. Có khi còn kích thích trẻ thích thú với môn học này.
1. Giờ học linh hoạt
Ba mẹ đừng nên cố định giờ học tiếng Anh ở nhà cho con như ở trường, không phải lúc nào cũng học đúng 2 tiếng là đạt chuẩn. Hãy tùy vào tâm trạng để chọn thời điểm học thích hợp cho con. Thời gian học có khi 10 – 20 phút là đã đủ cho 1 đứa trẻ đang trong độ tuổi tiểu học. Thay đổi các hoạt động mỗi ngày cũng là cách giúp kích thích sự hăng hái của trẻ, đừng giữ mãi 1 hành động ngồi vào bàn ngay ngắn, đọc to rõ các từ vựng. Điều này sẽ nhanh chóng gây nhàm chán và trẻ không thể hào hứng theo dõi các bài học. Nếu hôm nay bạn để trẻ học bằng cách đọc truyện cùng bé thì ngày hôm sau bạn có thể thay đổi hoạt động bằng cách cùng bé tô màu một bức tranh có hình con vật hoặc đồ vật và sau đó bạn sẽ dạy cho con tên tiếng Anh của chúng.
2. Vừa học vừa chơi
Đừng quá phụ thuộc vào sách vở, ba mẹ nên xem tiếng Anh như một ngôn ngữ và trả nó về đúng vị trí. Nghĩa là bạn có thể nói chuyện tiếng Anh cùng con, sử dụng những từ cực kì đơn giản và trong khả năng hiểu của trẻ. Bật các bài hát tiếng Anh, cùng con hát và nhảy múa sẽ khiến trẻ rất thích thú. Nếu bạn cần những trò chơi mang tính trí tuệ hơn thì có thể dạo quanh các nhà sách và mang về những bộ ghép chữ, đoán hình,…. hoặc tự mình tạo ra những chữ cái tiếng Anh cho con bằng cách cắt những con chữ trong mặt báo ra.
3. Không gian học tập
Nếu có thể, ba mẹ hãy trang trí cho con một góc học tập đủ màu sắc với những hình dán con vật lên xung quanh không gian riêng của trẻ, tạo những mảnh ghi chú nhỏ có ghi từ vựng mới lên đó cho trẻ dễ dàng quan sát và ghi nhớ. Khi chọn sách tiếng Anh cho bé, bạn cũng nên hướng đến những quyển có màu sắc, hình ảnh đa dạng không quá nhiều chữ hoặc lý thuyết vì ở độ tuổi này các con rất khó tiếp thu những quyển sách dày. Những quyển sách nhiều màu sắc được xếp ngăn nắp trong không gian riêng của bé, sẽ khiến bé có nhiều động lực hơn để mở chúng ra.
4. Không ép buộc
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng khi bạn quyết định trở thành giáo viên cho con tại nhà. Ngay cả bản thân bạn cũng không thích những sự bắt ép thì không có lý do gì bạn lại thực hiện điều đó lên con của mình. Nếu sau nhiều lần khuyên bảo mà con không chịu học thì bạn hãy tận dụng đồ chơi để dụ dỗ con. Trong quá trình học, hãy thường xuyên khuyến khích trẻ, cổ vũ, ủng hộ khi con đề xuất ý kiến hay thể hiện quan điểm bản thân. Hạn chế việc ngắt lời, la mắng trẻ.
Tham khảo thêm tại đây những cách giúp con trẻ học tiếng Anh hiệu quả tại nhà nhé!
Comments are closed for this post.