Có phải bạn đang đau đầu về những khách hàng chỉ đọc lướt trang web?

Bạn có biết rằng người xem website không đọc từng chữ một như bạn mong đợi. Đương nhiên vẫn có những trường hợp hiếm, nhưng bạn phải chấp nhận rằng họ sẽ không dành quá nhiều thời gian ở trên bất kỳ trang page nào.

Bạn không thể mong họ sẽ nuốt gọn từng câu chữ được. Đa số họ chỉ đọc lướt, làm nhiều việc cùng lúc, thậm chí là mở cùng lúc nhiều giao diện.

Có bao giờ bạn thầm nghĩ tỉ lệ người xem web thấp là một điều bạn có thể thấy trước được? Các marketer hiểu rất rõ việc này nhưng lại không dành quá nhiều sự quan tâm.

Thế nhưng không phải từ trước đến giờ, marketing chính là một cuộc chiến để tranh giành sự chú ý hay sao? Biết đâu chúng ta có thể làm điều đó tốt hơn đấy.

Mục đích của xây dựng nội dung Web

thiết kế website

Tại sao bạn lại bắt đầu đặt tay xuống và viết gì đó? Bởi vì bạn muốn những khách hàng mục tiêu sẽ đọc những gì bạn viết. Họ càng hiểu được nội dung và nó liên quan đến thông điệp cũng như những gì bạn đang truyền tải, họ sẽ càng có khả năng bị lay chuyển.

Lượt truy cập web không đồng nghĩa với việc tạo ra lợi ích trừ khi khách hàng ở lại trang web lâu hơn.

Dù hiện tại khách hàng đang dành bao nhiêu thời gian xem trang web của bạn đi nữa, bạn cũng sẽ mong muốn nhiều hơn.

Mở rộng nhu cầu tạo sự chú ý của người xem web

Để nói về người đọc và người đọc lướt, hãy viết nội dung bao gồm:

Cung cấp cho người đọc lướt vốn là người chỉ đọc ý chính bao quát nhất của nội dung.

Bổ sung thêm yêu cầu của những người đọc khác nếu có.

Dẫn dụ những người đọc lướt đọc toàn bộ những phần hiện có (hoặc hơn thế nữa), đăng tin nổi bật lên thanh công cụ đọc của người đọc.

Nhưng nếu bạn có thể khiến một người đọc lướt rang buộc hơn với những nội dung đến anh ấy hoặc cô ấy, bạn đang dần đến gần hơn với mục tiêu lay chuyển của mình đấy.

Nào, hãy đào sâu hơn vào việc người xem web đọc (hoặc không đọc) nội dung web. Và làm sao để viết nội dung dù cho phong cách đọc của họ như thế nào.

Cách mọi người sử dụng đối với nội dung trên web

người dùng website

Cứ mỗi 10 từ bạn viết, có ba nhiêu từ sẽ được người xem web đọc?

Theo một nghiên cứu của Tập đoàn Nielsen Norman, chỉ là 2 hoặc 3 từ mà thôi.

“Trung bình trên mỗi trang web, người dùng sẽ đọc nhiều nhất khoảng 28% chữ trong một lần sử dụng trung bình, còn thông thường là 20%” – Jakib Nielson, Tập đoàn Nielson Norman

Dữ liệu do Harald Weinreich cung cấp đã ủng hộ nghiên cứu này. Nó đã tính thời gian người dùng ở trên gần 60,000 trang web với số từ ngữ khác nhau đếm được là 1,250 từ. (Họ đã nghĩ rằng những web có số từ đếm được cao hơn không phải trang “thực” – chỉ là những chính sách riêng tư, vân vân,. Nhưng tiếc thay họ chưa trải nghiệm được sự hấp dẫn của những bài blog dài trên Crazy Egg!)

Họ nghĩ rằng càng có nhiều từ ngữ thì sẽ càng cần phải dành nhiều thời gian trên trang đó hơn. Điều này liệu có đúng?

Người ta dành khoảng 4,4 giây để đọc cho mỗi 100 từ.

Một phép toán đơn giản sẽ chứng minh điều đó. Với mức độ đọc trung bình là 250 từ cho 1 phút hay 4,16 từ cho 1 giây (so với 1 người biết chữ), người xem sẽ đọc khoảng 18 tên 100 từ … chỉ tương đương 18% nội dung tên trang.

Tại sao sự chú ý chỉ kéo dài trong khoảng thời gian rất ngắn?

Với tất cả những luồng thông tin cực hấp dẫn đang có mặt đầy các trang web, nó dẫn tới 1 câu hỏi: “Tại  sao chúng ta lại dành rất ít sự quan tâm đến nó?”

Microsoft đã thắc mắc rằng liệu công nghệ có phải là thủ phạm và đặt ra câu hỏi: “Công nghệ đã ảnh hưởng như thế nào đến việc lan tỏa sự chú ý?” Để giải đáp sự tò mò này, họ đã đào sâu vào nghiên cứu mang khía cạnh số lượng và thần kinh.

Họ khám phá ra rằng mức độ lan tỏa sự chú ý trung bình củ một người vào năm 2013 là khoảng 8 giây. Nó đã giảm từ 12 giây vào năm 2000 xuống ít hơn tỉ lệ của 1 chú cá vàng (9 giây). Tôi không chắc lắm về cách họ đo lượng sự tập trung của 1 con cá nhưng gù thế nào đi nữa, mức độ chú ý của chúng ta vẫn rất ngắn.

“Chúng ta đã chuyển từ một thế giới nơi mà sức mạnh máy tính còn khan hiếm đến một nơi mà sức mạnh đó đã trở nên vô hạn, và nơi mà những tiện nghi khan hiếm thật sự chính là nhận thức không ngừng tăng của con người.” – Satya Nadelia

>>> Xem thêm: Thiết kế website chuyên nghiệpVietnamWorks Learning