-Quan tâm đến con cái là cần thiết nhưng thay con làm mọi thứ chỉ vì sợ sẽ khiến trẻ thụ động trong xử lý tình huống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành vi của bé khi bắt đầu đi học. Với kinh nghiệm nhiều năm trong giáo dục mần non, một trường mẫu giáo quốc tế đã đưa ra những điểm mà các bậc phụ huynh cần lưu ý trước khi cho trẻ đi học.

“Cha mẹ trực thăng” là gì?

Cha mẹ trực thăng sẽ ảnh hưởng đến việc học mẫu giáo của trẻ

“Cha mẹ trực thăng” (helicopter parents) là thuật ngữ nói về những bậc cha mẹ có xu hướng luôn giám sát, theo sát con như những chiếc trực thăng lượn trên đầu, họ luôn nói cho chúng biết nên làm gì và làm như thế nào.

Những bậc cha mẹ này quá tích cực trong việc bảo vệ con cái khỏi các mối đe dọa để rồi tự giới hạn tự do của con mình, tự mình hành động và tự ra quyết định, rút kinh từ sai lầm của chính mình.

Nguyên nhân hình thành kiểu “cha mẹ trực thăng”

Theo các chuyên gia, bố mẹ trực thăng ngày nay vô cùng phổ biến trong xã hội. Sự bảo vệ và giám sát thái quá của bố mẹ đối với con cái bắt nguồn từ những trải nghiệm của bố mẹ trước đây. Kiểu cha mẹ này xuất hiện là do:

– Sợ con thất bại:

Luôn sợ con thất bại nên bố mẹ luôn can thiệp vào suy nghĩ và hành động của con

Các bậc phụ huynh luôn muốn mình trải qua mọi chuyện một cách suôn sẻ nên luôn cố gắng can thiệp vào mọi hành động và việc làm của con. Tâm lý “phải bằng con người khác” cũng chính là một trong những nguyên nhân bố mẹ giám sát và hướng dẫn con từ trong suy nghĩ

– Bù đắp quá mức:

Đôi khi do bố hoặc mẹ có một tuổi thơ không êm đềm nên luôn muốn sát bên con mọi lúc, mọi nơi cùng còn trải nghiệm mọi thứ.

– Những nỗi sợ vô hình

Có những nỗi sợ vô hình ám ảnh khiến bố mẹ không dám để trẻ tự chơi, tự học

Bạn sợ tất cả mọi thứ vô hình sẽ làm ảnh hưởng và hại đến con. Bạn không cho trẻ ra ngoài sân chơi vì sợ chúng bẩn, sợ chúng bị ngã. Các bố mẹ sợ rằng con mình có thể bị nguy hiểm khi không được giám sát. Không những thế do tốc độ phát triển nhanh của mạng xã hội, những thông tin về trẻ em bị bắt cóc hay bị tai nạn xuất hiện liên tục trên sóng. Điều này đã vô tình tiếp thêm nỗi sợ cho những trái tim vốn nhạy cảm của các bậc phụ huynh, dẫn đến bố mẹ không thể đánh giá đúng những nguy cơ và buộc phải trông chừng con mọi lúc.

>>>Xem thêm: Những thách thức khi triển khai chương trình học STEM

Hậu quả từ việc làm cha mẹ trực thăng

– Tâm lý lo lắng

Các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ lưu ý rằng, sẽ là điều bình thường nếu cha mẹ cố gắng giữ con trong tầm mắt an toàn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, con bạn sẽ không học được cách kiểm soát cảm giác và cảm xúc của mình vì chúng không có không gian riêng. Khi bị bố mẹ giám sát từng đường đi nước bước, trẻ sẽ không vui vẻ và luôn có tâm lý sợ hãi khi làm mọi việc. Trẻ có nguy cơ trở nên phụ thuộc vào cha mẹ.

Khi bé đi học mẫu giáo sẽ rơi vào trạng thái lo lắng, trầm cảm do không có bố mẹ ở bên

Việc này ảnh hưởng rất lớn đến những bé đến tuổi đi mẫu giáo. Vì quen sống trong sự che chở của bố mẹ, các bé sẽ thấy hoảng sợ, dễ rơi vào trầm cảm khi tiếp xúc với môi trường mới như mẫu giáo – nơi bé sẽ phải tự quyết định, tự làm nhiều việc những thứ mà ở nhà các bậc phụ huynh đã làm giúp.

Ngoài ra, việc hạn chế con nói lên ra ý kiến cá nhân đôi khi khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên căng thẳng.

– Kỹ năng xử lý vấn đề kém

Phương pháp nuôi dạy của “cha mẹ trực thăng” cũng sẽ gây ra các vấn đề về hành vi xã hội, khó kết bạn, và khả năng phân tích hành vi kém.

Trẻ có cha mẹ bảo vệ quá mức không có cơ hội rút ra học từ những lỗi lầm của chúng và không thể đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc sống sau này. Ngoài ra, dạy con kiểu “cha mẹ trực thăng” mang lại cho những đứa trẻ ý nghĩ rằng, cha mẹ của chúng không tin chúng có thể tự làm những điều cho chính chúng, dẫn đến trẻ thiếu tự tin sau này khi lớn lên.

– Luôn đòi hỏi

Quá sát sao với con sẽ gây ra tâm lý đòi hỏi ở bé

Do bé không thể động tay làm bất cứ việc gì theo ý mình vì cha mẹ đã thay bé quyết định, dẫn đến những đứa con hay đòi hỏi. Chúng cảm nhận đó là quyền lợi của mình

– Kỹ năng sống kém, thiếu sáng tạo

Nhiều trẻ do được bảo bọc quá mức dẫn đến trẻ không học được những thói quen mà đến độ tuổi cần có. Theo VAS- trường mẫu giáo quốc tế chia sẻ nhiều trẻ mầm non không thể tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo hay tự xúc ăn do khi ở nhà ba mẹ đã thay con làm tất cả.

Bố mẹ làm thay bé mọi thứ khiến các con thiếu tính tự lập ở trường mẫu giáo

Để con không bỡ ngỡ với thế giới bên ngoài, cha mẹ cần quan tâm đến trẻ hơn để nhanh chóng hiểu được chúng cần gì.

Khi bạn nhận thấy con có khả năng xử lý tình huống mà không cần sự giúp đỡ, hãy để cho chúng làm điều đó. Bạn có thể hướng dẫn chúng cách vượt qua những thời điểm khó khăn nhưng đừng nên áp đặt. Hãy nói chuyện về cảm xúc và cảm giác của con, đồng thời chia sẻ thêm những cách giải quyết tích cực hơn để con không bị rơi vào trạng thái căng thẳng.

Hy vọng với những chia sẻ của VAS – trường mẫu giáo quốc tế, các bậc cha mẹ sẽ chú ý hơn đến cách quan tâm đến trẻ. Hãy yên tâm để trẻ sống cuộc đời của nó, chỉ cần đảm bảo chúng biết làm gì trong các trường hợp khẩn cấp. Để biết thêm về trường mẫu giáo quốc tế và các thông tin hữu ích khi nuôi dạy trẻ vui lòng xem tại đây