Ăn là hoạt động quan trọng nhất đối với trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn sơ sinh trẻ chỉ xoay quanh việc ăn và ngủ. Nhưng cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều, ba mẹ cần lên chiến lược để trẻ ăn uống khoa học, điều độ giúp bé khỏe mạnh.

Bài viết này sẽ giới thiệu phương pháp giúp ba mẹ có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc ăn uống của con nhé! 

1. Chiến lược ăn thêm – ăn tích trữ

Có một cách để đảm bảo chắc chắn con bạn ăn đủ, đó là tăng lượng thức ăn con ăn vào ban ngày cho đến trước 11 giờ đêm. Bằng cách “ăn tích trữ” – chiến lược để giúp con ăn thêm được nhiều thức ăn hơn để tích trữ, từ đó có thể giúp con ngủ giấc dài hơn vào ban đêm. Ăn tích trữ cũng là chiến lược tuyệt vời cho các giai đoạn phát triển nhảy vọt ở trẻ sơ sinh – các giai đoạn kéo dài 2 hoặc 3 ngày khi con bạn ăn nhiều hơn bình thường.

2. Cách triển khai chiến lược ăn tích trữ

Ăn tích trữ bao gồm 2 phần:

– Ăn bữa ăn thêm, tức là ăn 2 bữa trong khoảng thời gian giữa 2 tiếng cuối buổi chiểu, vào lúc 5 giờ và 7 giờ, hoặc lúc 6 giờ và 8 giờ.

Chiến lược ăn uống dành cho trẻ

– Ăn bữa ăn “trong mơ” – mẹ cho ăn khi con vẫn đang ngủ say trong khoảng từ 10 đến 11 giờ đêm (tùy thuộc vào việc cha mẹ thức khuya đến mức nào). Với bữa ăn “trong mơ”; bạn thực sự cho con ăn trong lúc con đang ngủ say. Bạn không nói chuyện với con, cũng không bật đèn sáng. Sẽ dễ (cho con ăn đêm) hơn bằng bình, vì bạn chỉ cần đặt nhẹ ti vào miệng con, và việc này đã đủ kích thích phản xạ bú sữa của con rồi. Trước khi đút ti vào miệng con, hãy gãi nhẹ bằng ngón tay út hoặc núm vú giả trên môi con để kích thích phản xạ bú mút của con. Dù bằng cách nào thì ăn khi ngủ con rất thư giãn, mút đều và ít hút phải hơi, do đó bé không cần được vỗ ợ hơi.

3. Lưu ý

Tốt nhất nên áp dụng ăn tích trữ ngay khi cho con từ viện về nhà, và có thể bắt đầu sử dụng cả hai chiến lược vào bất cứ thời điểm nào trong 8 tuần đầu tiên, và ăn ‘trong mơ” cho tới khi 7 hoặc 8 tháng (đến lúc đó, con đã uống được khoảng 180 – 240 ml sữa mỗi lần, và đã ăn được một lượng tương đối thức ăn dặm). Có một số trẻ khó chấp nhận ăn tích trữ hơn những trẻ khác. Con có thể chịu ăn hai bữa gần nhau đầu buổi tối, nhưng không chịu ăn “trong mơ”.

Trong trường hợp đó, và nếu phải lựa chọn một, thì hãy chỉ tập trung vào việc cho con ăn “trong mơ” – cho con ăn khi con đang ngủ say, 1 bữa lúc 10h hoặc 11h đêm thôi. Không nhất thiết phải ăn bữa gần nhau nữa. Chẳng hạn, bạn cho con ăn lúc 6 giờ, tắm và thực hiện trình tự cho con đi ngủ (mặc pijama, đọc sách, trò chuyện bên cũi…) và sau đó cho con ăn thêm.

Với chiến lược ăn tích trữ trên đây, hi vọng đã phần nào giải quyết tình trạng bé thức giấc nửa đêm vì đói khiến cả bé và bạn đều không có thời gian nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây những thực phẩm bổ sung cho quá trình ăn tích trữ của bé nhé!