Kỹ năng sống mầm non có thực sự cần thiết cho trẻ mầm non? Các em có thực sự cần học kỹ năng sống mầm non tại trường học? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho các bạn thấy điều cần thiết của việc đưa giáo dục kỹ năng sống mầm non cho trẻ vào trong chương trình giáo dục mầm non.

1. Kỹ năng sống mầm non là gì?

Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội. Chúng ta cũng có thể hiểu đơn giản rằng kỹ năng sống là khả năng phản ứng trước các tình huống xã hội. Đối với trẻ mầm non, việc dạy kỹ năng sống mầm non ngay từ sớm giúp trẻ thích nghi với môi trường sống xung quanh dễ dàng hơn.

chương trình giáo dục mầm non dạy trẻ kỹ năng sống mầm non

Đồng thời ở lứa tuổi mầm non việc dạy trẻ học các kỹ năng sống mầm non tốt cũng giúp trẻ hình thành lên khả năng tự lập, phát triển trí não và vận động tốt hơn.

>>> Xem thêm: Các trường quốc tế có chương trình giáo dục mầm non tốt?

2. Các kỹ năng sống mầm non nên được dạy ở trường

a. Nhóm kỹ năng giúp phát triển trí não

Trẻ ở lứa tuổi mầm non não vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển. Chính vì vậy mà trong giai đoạn này chúng ta nên áp dụng chương trình giáo dục mầm non giúp bé hình thành và phát triển tư duy tốt hơn. 

Chúng ta có thể áp dụng bằng cách cho trẻ chơi những trò chơi vận động tay chân, các giác quan của bé. Dưới đây là một số trò chơi giúp kích thích trí não của trẻ.

Lăn bóng qua lại: Trò chơi này yêu cầu trẻ cần phải phối hợp tay và mắt để quan sát và bắt lấy trái bóng. Với trò chơi này không chỉ mang tính giải trí mà còn luyện cho trẻ khả năng tập trung theo dõi vào một vật cụ thể. 

Chơi trò lắp ghép hình: Thông qua trò chơi ghép các hình ảnh, giúp trẻ luyện tập khả năng ghi nhớ, phân tích hình ảnh mình nhìn thấy, đồng thời suy nghĩ để lắp ghép các hình ảnh sao cho hợp lý. 

Vẽ, tạo hình từ đất sét: thông qua vẽ giúp trẻ kích thích óc sáng tạo của mình, phát triển khả năng nhận biết về không gian và kỹ năng giải quyết vấn đề. Điều này rất quan trọng với bé, là tiền đề giúp bé phát triển tư duy về các môn toán học, logic sau này. Đối với các trò chơi về tạo hình đất sét, cũng giúp trẻ kích thích óc sáng tạo đồng thời rèn luyện sự khéo léo cho bé.

chương trình giáo dục mầm non giúp trẻ hoạt bát

Bên cạnh những trò chơi trên, các bậc phụ huynh ở nhà cũng cần hạn chế cho con mình tiếp xúc với các thiết bị điện tử như điện thoại, ti vi… Việc sử dụng các thiết bị này phát ra các nguồn sóng gây hại tới quá trình phát triển trí não của trẻ, hạn chế sự tương tác của trẻ đối với thế giới thực tế xung quanh. Trẻ nhỏ nên được ưu tiên và tạo điều kiện để quan sát và trải nghiệm thế giới thực tế xung quanh càng nhiều càng tốt. Thế giới bên ngoài giúp trẻ học hỏi được nhiều điều, và phát triển tư duy tốt hơn.

b. Các nhóm kỹ năng vận động

Trẻ nhỏ cần được tạo điều kiện để chơi đùa, chạy nhảy ngoài trời và khám phá thế giới. Việc này không chỉ giúp trẻ rèn luyện thể lực, mà còn tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Nhờ các hoạt động ngoài trời giúp trẻ có cơ hội khám phá thế giới và những thứ xung quanh bé. Đồng thời, nhờ các hoạt động vui chơi ngoài trời như vậy cũng giúp trẻ trở lên năng động hơn, giúp cải thiện được tình trạng tự kỷ, trầm cảm đang diễn ra khá là phổ biến ở trẻ em hiện nay.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên khuyến khích các hoạt động dùng đến tay dành cho trẻ. Giúp rèn luyện sự khéo léo ở trẻ. Các hoạt động dùng đến thao tác bằng tay như: may đồ cho búp bê, tạo hình đồ vật bằng đất sét….

c. Nhóm kỹ năng cảm xúc

Trẻ nhỏ rất cần được sự yêu thương chăm sóc của những người xung quanh. Chính vì vậy, chúng ta hãy dùng cách thể hiện sự yêu thương với trẻ bằng cách ôm trẻ, giúp trẻ luôn cảm nhận được sự an toàn, tình yêu thương của mọi người đối với bé.

Không nên nuông chiều trẻ quá mức. Bởi vì trẻ em còn nhỏ tuổi nên chưa biết cách để kiềm chế cảm xúc, tính cách của mình. Nếu chúng ta quá nuông chiều bé, hay dùng lời lẽ nịnh trẻ mỗi khi trẻ giận dỗi sẽ khiến trẻ trở lên ngày càng ngang bướng hơn. Bởi vì trẻ luôn cho rằng mình đúng, nên sẽ không biết kiềm chế cảm xúc của mình. Đối với mỗi cơn giận dữ của bé, chúng ta nên thử phớt lờ trẻ, để cho cơn giận của trẻ tự qua đi, giúp trẻ dần học được cách kiềm chế cảm xúc. Và bớt tỏ ra giận dữ để được quan tâm.

Đối với những hành vi cư xử đúng mực của trẻ bạn nên thể hiện lời khen đối với trẻ để trẻ tiếp tục phát huy nó. Chúng ta cần hướng dẫn cho trẻ biết như thế nào là các hành vi cư xử đúng mực giúp trẻ nhận thức được và làm theo. Lâu dần việc này sẽ hình thành lên trong trẻ thói quen phải luôn cư xử lễ phép, đúng mực với mọi người xung quanh.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên tạo điều kiện và khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động liên quan đến giao tiếp xã hội. Thông qua những trò chơi mang tính đồng đội ở trường, trẻ sẽ học được rất nhiều điều từ các bạn của mình. Trẻ sẽ có cơ hội học các kỹ năng về làm việc nhóm, chia sẻ suy nghĩ, đồ chơi, khả năng am hiểu đồng đội….

chương trình giáo dục mầm non giúp trẻ năng động hơn

Trên đây là các kỹ năng sống mầm non cần thiết để đưa vào trong chương trình giáo dục mầm non cho trẻ. Giúp tạo điều kiện cho trẻ mầm non phát triển bản thân toàn diện, phát huy được các khả năng của bản thân. Bạn có thể tham khảo thêm về chương trình giáo dục mầm non của các trường đang áp dụng các kỹ năng sống mầm non cho trẻ bằng cách click vào đường link dưới đây: https://www.vas.edu.vn/page/169