Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là nhiệm vụ của gia đình và nhà trường. Trang bị đầy đủ các kỹ năng cho trẻ tiểu học không chỉ giúp các em học tập hiệu quả tại trường mà còn giúp các em tự tin, mạnh dạn thể hiện bản thân trước đám đông. Biết ứng dụng các kỹ năng ứng xử và giải quyết vấn đề trong học tập và cuộc sống.

Kỹ năng tự phục vụ

Kỹ năng tự phục vụ là những sinh hoạt thường ngày của trẻ đối với bản thân. Tập kỹ năng chăm sóc bản thân là bước đầu cho sự tự lập, độc lập trong cuộc sống sau này của trẻ. Vì thế đây là kỹ năng quan trọng cần được trang bị từ nhỏ. Kỹ năng tự phục vụ bản thân gồm những việc đơn giản như tự ăn cơm, rửa mặt, thay quần áo hay lớn hơn một chút trẻ có thể phụ giúp việc nhà cho ba mẹ, trông em, dọn ăn,… Tùy vào từng độ tuổi mà dạy cho trẻ các kỹ năng phù hợp từ đơn giản đến phức tạp.

>>> Xem thêm: Cách rèn luyện kỹ năng sống tự lập từ nhỏ cho trẻ hiệu quả

Giáo dục giới tính

Giáo dục giới tính cho trẻ là một nội dung quan trọng của gia đình và nhà trường cho trẻ. Việc giáo dục giới tính sớm không chỉ cung cấp kiến thức để giải đáp thắc mắc từ cơ thể, và giúp trẻ kỹ năng bảo vệ cản thân khỏi các mối nguy về xâm hại trẻ em. Đối với trẻ tiểu học, giáo viên và phụ huynh có thể dạy cho trẻ biết em bé đến từ đâu hay các kỹ năng tự vệ khi bị xâm hại.

Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học giáo dục giới tính

Kỹ năng bảo vệ bản thân

Kỹ năng bảo vệ bản thân là cách để hành động đúng, an toàn bởi các mối nguy hiểm xung quanh. Trẻ có kỹ năng này giúp trẻ biết cách tránh xa nguy hiểm, vui chơi học hỏi trong phạm vi an toàn. Hay biết tìm kiếm sự giúp đỡ từ người xung quanh.

Từ 4-8 tuổi là giai đoạn trẻ tò mò với những điều mới lạ nhưng lại chưa có kiến thức về tìm hiểu thế giới, dễ bị người xấu dụ dỗ. Vì vậy, chỉ khi trẻ hiểu biết về vấn đề này thì mới biết cách bảo vệ mình để ba mẹ yên tâm hơn.

Trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tiểu học cần chú ý các kỹ năng như an toàn khi tự chơi, an toàn với điện, an toàn với lửa,…

Kỹ năng giao tiếp ứng xử

Giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc phát triển tâm sinh lý của con người. Nếu quá trình giao tiếp không hiệu quả, trẻ sẽ không hiểu người lớn nói gì và ngược lại. Việc rèn luyện giao tiếp không chỉ giúp cho việc giao tiếp hiệu quả mà còn củng cố được các kỹ năng ứng phó, xử lý tình huống. Giáo dục kỹ năng giao tiếp không thể bỏ qua kỹ năng ứng xử khi bạn bè bắt nạt, tìm kiếm sự giúp đỡ từ ba mẹ, thầy cô,…

Kỹ năng tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo giúp giải quyết vấn đề dựa trên quá trình động não tìm ra phương án khả thi đưa ra cách giải quyết tốt nhất. Kỹ năng tư duy sáng tạo là cơ hội để trẻ phát triển trong cuộc sống và sự nghiệp.

Trong thời đại máy móc đang thay thế con người thì kỹ năng tư duy đóng vai trò giúp con người làm chủ cuộc sống và tương lai. Bên cạnh đó, những người lười biếng trong suy nghĩ, chỉ làm theo những gì người khác vẽ ra không có khả năng đột phá trong tương lai.

Chú trọng rèn luyện tư duy sáng tạo cho trẻ là nền tảng giúp con tạo nên sự khác biệt, là ưu thế của mỗi người.

Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian quan trọng với trẻ vì đây là nền tảng khi trưởng thành, trẻ còn nhỏ cũng phải học tập, vui chơi, sinh hoạt có giờ giấc. Do đó, dạy trẻ sắp xếp thời gian hợp lý chính là cách giúp trẻ tư duy sắp xếp để hoàn thành công việc, nhiệm vụ trong thời gian rõ ràng, đúng hạn.

Ở độ tuổi tiểu học, trẻ sẽ học nhiều hơn so với độ tuổi mẫu giáo. Bài tập hay chương trình học sẽ nhiều hơn, vì vậy cần có thời gian hợp lý để học tập hiệu quả và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Kỹ năng thuyết trình

Một trong những kỹ năng trẻ cần có cho học tập, làm việc sau này là thuyết trình trước đám đông. Trẻ cần biết trình bày vấn đề không chỉ với ba mẹ mà với thầy cô, bạn bè trên lớp. Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm giúp mang lại thành công trong cuộc sống. Chú trọng phát triển kỹ năng sống cũng giúp trẻ bồi dưỡng các kỹ năng khác như tự tin, giao tiếp,…

Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học thuyết trình

Kết,

Trên đây chính là những kỹ năng sống cho trẻ tiểu học mà ba mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho con của mình tùy theo độ tuổi cũng như cách tiếp thu của trẻ nhé.