Khi bé đến độ tuổi mầm non, ngoài những lúc được cưng chìu chắc hẳn cũng đôi lần ba mẹ trách phạt bé vì hành động nghịch phá của con ở độ tuổi này. Tuy nhiên, liệu những hình phạt ba mẹ đưa ra có thật sự phù hợp và ba mẹ đã biết cách sử dụng các hình phạt hay chưa?
Hãy cùng VAS tìm hiểu về vấn đề này ngay dưới đây nhé!
Ở độ tuổi thiếu nhi, dù ba mẹ có quản lý nghiêm ngặt hay phân công cho bé làm một việc gì
1. Lập luận logic trước khi phạt trẻ
Dù muốn dù không, cũng sẽ đôi lần các con khiến ba mẹ phiền lòng. Những lúc như vậy, thói quen của nhiều phụ huynh là trách phạt con. Tuy nhiên, trước khi phạt trẻ, ba mẹ cũng nên nhìn nhận lại vấn đề cũng như sử dụng các lập luận logic để không cần phải cáu giận hay chì chiết trẻ.
Tạo một kiểu lập luận logic an toàn sẽ làm tăng thái độ tôn trọng luật lệ ở trẻ. Kiểu kỷ luật này giữ cho bạn ở vị thế của thầy/cô giáo hơn là ở vai trò người thi hành pháp luật. Hãy chắc rằng bạn có cảm nhận tốt về hướng đi mà bạn đang tiến hành. Bạn được quyền cảm nhận rằng điều đó là tốt cho gia đình mình. Chẳng có gì là hiệu quả với mọi đứa trẻ. Nếu hình phạt kèm theo sự giận dữ hay trả đũa thì sẽ gây tổn thương cho trẻ.
Trước khi ba mẹ trách phạt con, nên tự đặt ra các câu hỏi cho bản thân mình:
– Liệu nó có hợp tình hợp lý?
– Điều đó có thể thực hiện được không?
– Điều đó có duy trì được nếu sử dụng thường xuyên?
– Hình phạt đó có quá khắt khe?
– Liệu có sự giận dữ, oán giận, hay trả thù gắn liền với những hình phạt ấy?
– Hình phạt đó có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hay không?
2. Liệu ba mẹ có thật sự đưa ra hình phạt hợp lý?
Trong các nghiên cứu về tâm lý của trẻ, các chuyên gia hỏi bọn trẻ điều gì sẽ xảy ra nếu chúng không chịu làm việc nhà và dưới đây là câu trả lời:
– “Con vẫn phải làm việc đó sau này.”
– “Con không được trả công.”
– “Mẹ mắng con.”
– “Con không được xem ti vi.”
– “Con bị cấm túc.”
Cấm đoán trẻ nhỏ cho 1 hành vi nào đó, có lẽ là hình phạt phổ biến của nhiều ba mẹ. Ví dụ như khi trẻ không xếp quần áo gọn gàng vào ngăn tủ, không chịu đóng cửa tủ mà để cửa mở toang. Thay vì hướng dẫn và giải thích cho trẻ cách làm mọi thứ ngăn nắp và vì sao phải làm việc này, thì có rất nhiều ba mẹ cấm con xem tivi như 1 hình phạt cho trẻ với mong muốn lần sau trẻ sẽ ghi nhớ và làm tốt hơn. Nhưng liệu điều này có tác dụng ở trẻ?
Khi ba mẹ muốn thay đổi hành vi sai phạm của con, trước hết hãy suy nghĩ thật cẩn thận qua mối quan hệ giữa hành vi và hình phạt nhé. Ba mẹ có nghĩ rằng mình đã áp dụng hình phạt đúng đắn cho các hành vi sai trái của con? Để trả lời câu hỏi đó, hãy cùng đi qua câu chuyện của một số cha mẹ sau đây:
Sáng thứ Bảy, hai anh em Shawn và Tim lôi ra ba trò xếp hình và năm trò chơi khác. Chúng chơi trò bắn bóng và đánh rơi báo xuống sàn nhà, mấy chị gái thì xem phim, bỏ giầy và tất vung vãi. Không đứa nào để ý tới đống lộn xộn và dọn dẹp trước dàn ti vi. Trước bữa tối, mẹ thông báo: “Bởi vì các con không dọn dẹp trong phòng gia đình, các con đã mất quyền sử dụng phòng này và xem ti vi.” Vì truyền thông của gia đình là xem chương trình chú rối Muppet vào lúc 6h30 tối thứ Bảy, nên cả bọn đều đồng ý dành năm phút dọn căn phòng đó.
Một người mẹ khác nói: “Được thôi, nếu các con không treo khăn tắm lên thì các con không có khăn đề dùng”, nói xong cô mang toàn bộ khăn tắm ra khỏi nhà tắm. Cô đã rất cứng rắn trong hình phạt này – bọn trẻ buộc phải làm khô người với giấy vệ sinh và đi nhón bằng đầu ngón chân trong nhà tắm. Liệu hình phạt đó có hợp lý không? Liệu chúng có học được những gì mà người mẹ muốn không? Có thể. Đó có thể là một bài học cũ, hoặc cũng có thể là hình phạt khác được áp dụng – nhưng đôi khi nghĩ ra một hình phạt cũng khó. Việc đó khiến hình phạt rất khó thực thi. Có thể cần phải có một ghi chú dài. Có lẽ cần một kỳ nghỉ bốn tuần để suy nghĩ về việc này. Cha mẹ thường chỉ cằn nhằn, quát nạt, hay rút lại ưu tiên nào đó một cách vô tội vạ. Hãy thử thưởng năm chiếc kẹo M&M xem – một đứa trẻ 15 tuổi sẽ có động lực để không lặp lại một sai lầm nữa.
3. Trở lại với câu hỏi: “Liệu hình phạt có phù hợp không?”
Nếu bạn đang giận dữ, bạn sẽ có xu hướng trừng phạt hơn là điều chỉnh hành vi của trẻ. Đặt trẻ vào góc, hộp, hay phòng “phạt” – bất cứ việc gì bạn làm – sẽ cho bạn thời gian suy nghĩ rõ ràng và cho phép bọn trẻ điều chỉnh lại cảm xúc của chúng nữa. Sau đó thì hỏi trẻ xem tại sao lại phải đứng ở chỗ phạt, để bạn biết được rằng trẻ hiểu vì sao trẻ bị đứng ở đó. Bạn cũng có thể có vài ý tưởng tốt nếu hỏi trẻ rằng hình phạt nào thì xứng đáng với lỗi mà trẻ gây ra, nếu điều đó là cần thiết. Và đừng quên hỏi liệu trẻ sẽ xử lý như thế nào cho tốt hơn vào lần sau.
Nếu học được từ sai lầm, sẽ giúp trẻ có được sự phát triển tích cực cho những thay đổi trong tương lai. Đôi khi, hình phạt hợp lý chỉ đơn giản là quay trở lại và sửa chữa những thiệt hại do chính trẻ gây ra mà thôi.
Ngoài ra, nếu phụ huynh không thể suốt ngày bên cạnh con, dành nhiều thời gian cho con thì có thể cho con theo học tại các trường mẫu giáo gần nhà, các trường mẫu giáo công lập hoặc các trường mẫu giáo quốc tế ở Tp.HCM, …. chính những nơi này với các thầy cô có chuyên môn và biết cách hướng dẫn trẻ vào nề nếp, chắc chắn con của bạn sẽ trở thành một đứa bé ngoan khi về nhà.
Comments are closed for this post.