Ngày nay, việc dạy kỹ năng sống mầm non cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non đang ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết, nhất là sau những vụ việc gần đây như lạm dụng tình dục, buôn bán nội tạng, bạo lực học đường,…
Rõ ràng, khi mà xã hội đang từng giây từng phút biển chuyển phức tạp, rối ren, việc dạy cho con trẻ cách phòng tránh cũng như xử lý những tình huống bất ngờ chính là phương pháp hiệu quả nhất giúp các em có thể sinh tồn, phát triển. Tuy nhiên, để có thể dạy cho trẻ thuần thục những kỹ năng sống mầm non này là điều không hề đơn giản, đòi hỏi cần có sự nghiên cứu, phối hợp giữa gia đình, và nhà trường cũng như các đoàn thể xã hội.
1. Sự cần thiết trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ
Thực tế mà nói từ xưa đến nay, kinh nghiệm dạy dỗ trẻ em lứa tuổi mầm non thông thường được các bà, các cụ truyền lại từ đời này qua đời khác, mỗi gia đình, mỗi địa phương lại khác nhau, muôn hình vạn trạng. Ở các trường mầm non, công tác giáo dục trẻ em các kỹ năng sống cần thiết cũng chưa được chú trọng đúng mức, vẫn đơn thuần chỉ là “nhà trông trẻ” theo đúng nghĩa đen của nó. Sự liên lạc, phối hợp giữa gia đình với nhà trường là chưa có, các biệt có gia đình phó mặc hết việc giáo dục con cho nhà trường, về nhà thì là cô giúp việc, dẫn đến tình trạng trẻ em, do được bao bọc “kỹ” dẫn đến trẻ ỷ lại vào người lớn, thụ động, có trường hợp trở nên nhút nhát khi gặp các tình huống giao tiếp hoặc một số việc rất “đời thường” như không biết cách mặc quần áo đúng cách, bị bạn đánh không biết mách cô,… Nghiêm trọng nhất, khi đến tuổi trưởng thành, các bé sẽ trở thành “gà công nghiệp” đúng nghĩa, giống con robot ai bảo gì thì làm nấy, thật vô cùng tai hại.
Hiện nay, phụ huynh thường coi trọng văn hóa của con hơn, hay nói đúng hơn là chạy theo “thành tích”. Những cuộc đua của các gia đình “Gia đình nào có con học giỏi nhất, tốt nhất” và con cho đi học cả tuần nào là tiếng Anh, Toán,… mà bỏ ngoài những kỹ năng cần thiết nhất cho con. Học sinh lớp 7, 8 vẫn phải bố mẹ đưa đón mà không dám cho đi xe bus. Bạn đã bao giờ dạy con quãng đường từ nhà đến trường sẽ đi như thế nào chưa? Bạn đã bao giờ đi bộ cùng con đến trường và chỉ cho con biết cách nhớ đường về nhà khi bố mẹ chưa đến đón chưa? Tôi tin chắc rất ít cha mẹ có thể làm được vì họ vội đi làm, lúc nào cũng vội vã đưa con đến trường và con cũng chẳng nhớ được đường từ nhà đến trường có những cái gì, có thể dựa vào những cái gì để ghi nhớ.
2. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
Khi dạy cho trẻ kỹ năng sống mầm non, phụ huynh cũng cần phải biết áp dụng những phương pháp và cách thức giáo dục phù hợp nhất với khả năng, tính cách của con em cũng như điều kiện hoàn cảnh gia đình. Các kỹ năng cần thiết cho bé khá nhiều, nhưng không hề cao siêu mà rất dễ thực hiện, điều quan trọng là bản thân các bậc phụ huynh phải làm gương, thực hiện gương mẫu để trẻ học tập theo, và nhất thiết là phải có sự phối hợp với nhà trường, thầy cô.
Cần lưu ý đến độ tuổi phù hợp để bắt đầu dạy trẻ em những kỹ năng sống đầu tiên, đơn giản như tự thay quần áo, ngủ, tự đánh răng rửa mặt,… đến những việc khó hơn như nấu món ăn đơn giản, gấp chăn màn, quần áo. Giai đoạn vàng để bắt đầu dạy cho trẻ kỹ năng sống hay còn gọi là cửa sổ cơ hội của trẻ là từ 0 – 6 tuổi. Các nghiên cứu khoa học về bộ não của trẻ đã chỉ ra: khi lọt lòng mẹ, trọng lượng não của trẻ sơ sinh đã bằng 25% não người trưởng thành; 1 tuổi đạt 50%, 2 tuổi đạt 75%; 3 tuổi đạt 90% não người trưởng thành và 6 tuổi hầu như hoàn thiện về cấu trúc. Đây là giai đoạn cung cấp những kích thích để tạo thành nhiều kết nối thần kinh trên não bộ giúp trẻ đạt được tiềm năng tối đa, giúp trẻ phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.
Có rất nhiều kỹ năng hữu ích, tuy nhiên cha mẹ cần giúp bé thành thạo một số kỹ năng cơ bản sau:
– Kỹ năng tự phục vụ: trước tiên, cần giúp bé ý nhận biết được đâu là đồ của mình, (balo, bút, vở, …), sau đó dạy cho trẻ cách tự đi vệ sinh. Đây là một công việc khó, đòi hỏi cha mẹ phải kết hợp cùng cô giáo thì mới có thể làm được. Tiếp đến, cha mẹ có thể dạy bé cách đánh răng, rửa mặt,…
– Kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Đối với kỹ năng này, trẻ cần biết phân biệt nguy hiểm, bị ngã thì nên làm thế nào, xử lý vết thương đơn giản và đặc biệt trẻ cần phải tránh xa những người lạ và những nơi nguy hiểm (khi có người lạ thì chào thật to để hàng xóm biết, lạc bố mẹ thì phải tìm các “chú mặc đồng phục” để chờ bố mẹ quay lại,..
-Kỹ năng giao tiếp: dạy trẻ cách diễn đạt sao cho đủ ý, ngắn gọn, dạy trẻ biết cách nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào khi gặp người lớn hơn,…
Cha mẹ cần động viên, khuyến khích, uốn nắn và chỉ bảo một cách nhẹ nhàng, tránh tâm lý “ganh đua” bắt con phải “bằng bạn bằng bè”, so sánh con với các bạn khác, như vậy chỉ gây tâm lý tiêu cực, khiến con không muốn học hoặc chống đối lại cha mẹ. Nên nhớ rằng mục tiêu cuối cùng của việc dạy cho trẻ kỹ năng sống không phải là để hơn ai cả, mà để giúp ích cho chính bản thân trẻ sau này, cứng cáp, sống tự lập và biết tự chăm sóc bản thân, để tồn tại và phát triển một cách tốt nhất.
3. Kết
Suy cho cùng, việc dạy kỹ năng sống mầm non cho trẻ chính là bước chuẩn bị tốt nhất, là hành trang để trẻ tự tin bước vào cuộc sống, tự tin đối mặt và giải quyết tốt mọi vấn đề nảy sinh mà không bị lúng túng hay nhờ cậy sự giúp đỡ của người khác. Trang bị cho trẻ nhứng kiến thức, kỹ năng cần thiết như tự bảo vệ, tự phục vụ hay kỹ năng giao tiếp, … đều sẽ đi cùng trẻ đến suốt cuộc đời, quyết định thành công và hạnh phúc của trẻ trong tương lai. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ , cha mẹ hãy tích cực giúp đỡ, động viên khuyến khích trẻ học hỏi, hoàn thiện những kỹ năng sống, chỉ có như vậy bé mới có thể tự tin bước đi trên con đường của chính mình.
Ngoài ra, nếu ba mẹ không có nhiều thời gian dành cho con cái thì nên chọn một ngôi trường mầm non thật tốt cho bé như: trường mầm non Dân lập quốc tế Việt Úc (VAS) với nhiều chi nhánh ở khắp các quận tại tphcm để trẻ được giáo dục kỹ năng sống mầm non một cách tốt nhất và có môi trường vui chơi lành mạnh cùng bạn bè trang lứa.
Comments are closed for this post.