Độ tuổi mẫu giáo, trẻ cần nhiều kỹ năng sống mầm non để làm hành trang bước vào cuộc sống. Vì thế, ba mẹ phải trang bị cho bé những bài học sau để giúp con dần phát triển hoàn thiện hơn từ những ngày còn bé.
Dưới đây là một vài chia sẻ của VAS dành cho ba mẹ đang có con trong độ tuổi thiếu nhi. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Kỹ năng ăn uống
Tròn 1 tuổi, trẻ sẽ muốn dùng thìa để ăn cơm giống như mọi người. Khi đó, cha mẹ hãy cho con cầm và chỉ con cách tự xúc ăn. Ban đầu bé có thể sẽ làm đổ thức ăn ra cả bàn, nhưng không sao cả, vì chính sau những lần như thế, con sẽ tự động học được cách dùng sao cho đúng. Đây chính là khởi điểm cho tính tự lập ở trẻ.
Rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ chính là cha mẹ đang bồi dưỡng những tính cách tích cực cho con mình. Thời kì mẫu giáo là lúc tốt nhất để trẻ phát triển đức tính chủ động, nên trong khoảng thời gian này, nếu cha mẹ quá bảo bọc con, thì những khả năng trong con sẽ mãi bị kìm hãm.
2. Dạy trẻ cách tự đi vệ sinh
Có cha mẹ nghĩ rằng, việc tập cho con tự đi vệ sinh càng sớm sẽ càng tốt, nhưng thực ra không cần thiết phải như vậy. Thường thì, phải đến 2 tuổi bé mới có khả năng tập tự đi vệ sinh. Cha mẹ không nên quá nóng vội về chuyện này.
Do vậy, trước khi con tự biết đi vệ sinh, cha mẹ phải thường xuyên thay tã và quần lót cho con, đừng để con bị hâm tã. Vì giữ cho con luôn sạch sẽ thì con sẽ ghi nhớ được rằng nếu ở bẩn thì sẽ không thoải mái. Ngược lại, nếu cha mẹ luôn để mặc những món đồ bẩn ở xung quanh con thì bé sẽ quen với điều đó và trở nên cẩu thả khi lớn lên.
3. Dạy con cách mặc quần áo
Từ sau 3 tuổi, hãy để con tự mặc quần lót, kể cả khi con chưa thể làm tốt. Ngoài ra, hãy tập cho con tự cài nút cổ áo hay cài dây kéo quần. Việc này cũng góp phần giúp rèn luyện cho con tính tự lập.
Bởi việc được bảo bọc quá mức sẽ khiến cho sự phát triển các khả năng của trẻ dần mai một đi. Thế nên, dù con có cho cả hai chân của mình vào một ống quần thì cha mẹ hãy cứ im lặng theo dõi và để con tự làm. Sau nhiều lần tập đi tập lại, một lúc nào đó con sẽ có thể tự mình mặc đồ được.
4. Dạy bé giữ ệ sinh chung
Trẻ sẽ không thể ghi nhớ ngay những thói quen sinh hoạt hàng ngày như rửa mặt, đánh răng, rửa tay sau khi đi vệ sinh, mà phải được rèn luyện dần dần ngay từ khi còn nhỏ.
5. Dạy bé cách tự bảo vệ
Ngày nay, khi việc đi lại trên đường ngày càng trở nên nguy hiểm hơn, thì việc giáo dục trẻ về vấn đề an toàn giao thông là cực kỳ quan trọng. Khi di chuyển trên đường, hãy dạy trẻ đi sát lề bên phải, phải nhìn đèn giao thông rồi mới được băng qua đường và phải đi trên vạch kẻ dành cho người đi bộ. Cha mẹ phải chắc chắn là đã dặn dò và dạy trẻ ghi nhớ thật cẩn thận về những điều không được phép, như không được chơi đùa dưới lòng đường, không được đột ngột chạy ra đường… Nhưng cha mẹ cũng không nên chỉ dừng lại ở việc dạy con những điều cần tránh, mà hãy dạy con cách chủ động trong nhiều tình huống, để con có thể nhanh nhạy và biết cách tự bảo vệ mình khi gặp nguy hiểm. Đây là điều vô cùng quan trọng.
6. Dạy con biết quan tâm đến mọi người
Trẻ em sẽ học hỏi và biết cách chăm sóc người khác thông qua việc quan sát cách bạn chăm sóc cho cha mẹ, người thân và bạn bè mình… như tặng quà cho người thân trong gia đình vào ngày sinh nhật hoặc gọi điện hỏi thăm sức khoẻ của ông bà ngoại của bé mỗi ngày. Không có gì có hỗ trợ cho quá trình giáo dục kỹ năng sống cho con tốt hơn như thế và việc đó cũng góp phần thúc đẩy con phấn đấu để trở thành một người như cha mẹ của mình.
7. Dạy bé cách nuôi dưỡng những cảm xúc chân thành
Khi trẻ cảm nhận được sự chân thành trong ánh mắt, hành động và lời nói của cha mẹ dành cho mình và cho tất cả mọi người, thì như một lẽ dĩ nhiên là trẻ cũng sẽ rất tự tin để chia sẻ những cảm xúc, dù là vui vẻ hoặc lo lắng mà trẻ có với cha mẹ. Có được sự tin tưởng của trẻ là một trong những chìa khóa vàng để cha mẹ đạt được thành công trong quá trình nuôi dạy con.
8. Dạy bé cách luôn luôn tỏ lòng biết ơn
Lòng biết ơn ở đây không phải chỉ những gì quá cao cả, xa vời mà đơn giản là những lời cảm ơn bạn dành cho những người đã từng giúp đỡ mình, cho những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống mà thôi. Cha mẹ không cần luôn luôn phải nhắc nhở con nói lời cảm ơn mà chỉ cần thường xuyên thực hành điều đó một cách tự nhiên và chân thành, con sẽ học tập từ cha mẹ và tạo nên thói quen tốt của mình.
9. Sẵn sàng giúp đỡ người khác
Bằng cách luôn luôn mở lòng để giúp đỡ những người xung quanh và giúp họ với sự chân thành, khoan dung, cha mẹ sẽ giúp trẻ học các bài học về lòng thương người một cách tự nhiên hơn bất kỳ câu nói trong sách vở hoặc những bài học nào mà trẻ được dạy ở trường.
10. Dạy bé cách mỉm cười
Đôi khi niềm vui mang lại nụ cười, nhưng cũng đôi khi chính nụ cười đã mang tới niềm vui. Một khuôn mặt thoải mái, một nụ cười thoải mái, một tinh thần lạc quan thực sự là một chất xúc tác để nuôi dưỡng tâm hồn và cảm giác hạnh phúc của trẻ em một cách hiệu quả nhất. Đừng bao giờ quên điều đó nhé!
Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại kinh nghiệm cho ba mẹ trong việc chăm sóc và nuôi dạy bé. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm tại đây những kỹ năng sống mầm non khác cho trẻ vô cùng hiệu quả.
Comments are closed for this post.