Mọi trẻ em mầm non đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo mạnh mẽ, vấn đề là người lớn như chúng ta có biết cách khơi gợi tiềm năng sáng tạo của trẻ, có dành đủ công sức và thời gian tương tác với chúng hay chưa. Qua bài viết này, các trường mầm non quận Bình Thạnh giàu kinh nghiệm trong giảng dạy các thế hệ trẻ mầm non đã chia sẻ một số hiểu biết của họ về tư duy sáng tạo của trẻ cũng như cách để phát triển tiềm năng ngay từ những ngày đầu tiên làm quen với môi trường học tập.

Khả năng sáng tạo của trẻ lứa tuổi mầm non

Ở độ tuổi mẫu giáo, mỗi đứa trẻ đều là một trang giấy trắng dễ bị ảnh hưởng bởi cách thế giới xung quanh trẻ được vận hành. Đồng thời, lứa tuổi mầm non tràn ngập xúc cảm, trí tò mò, sự tưởng tượng bay bổng và khả năng liên tưởng mạnh mẽ. Tuy mới là sự nhen nhóm cho tư duy sáng tạo, nhưng tạo được nền tảng cho trẻ cũng rất quan trọng. Vì vậy đây là giai đoạn tối ưu, là “mảnh đất” màu mỡ nhất để khả năng sáng tạo tiềm ẩn của trẻ được phát hiện và phát triển.

>>>Xem thêm: Cách chọn trường mầm non quốc tế tại Tphcm cho các bé

 Sự sáng tạo luôn hiện hữu trong hành vi của bé, vấn đề là người làm cha làm mẹ chúng ta có nhìn ra, có cổ vũ, có biết nhiều phương pháp để nuôi dưỡng và kích hoạt kịp thời hay không. Nắm được đặc điểm sự sáng tạo theo lứa tuổi là một chìa khóa để giúp trẻ phát triển trí thông minh một cách tốt nhất.

Khả năng sáng tạo của trẻ lứa tuổi mầm non

Sự sáng tạo được thể hiện trong rất nhiều hoạt động từ học tập đến vui chơi khi học tại các trường mầm non. Ví dụ, khi quan sát một bức tranh, trẻ còn có thể kể ra một câu chuyện với những tình tiết sinh động, đầy màu sắc và đặc biệt là sự liền mạch trong các chi tiết. Với tiết học về hình học, trẻ được tự do lắp ghép thành bất cứ hình dạng gì mình thích. Thật vậy, chỉ với những điều đơn giản vậy thôi, trẻ đã bước đầu hình thành tư duy sáng tạo.

Kinh nghiệm giảng dạy làm hạn chế tư duy sáng tạo ở trẻ

Phương pháp dạy học rập khuôn

Trẻ em thường được ví như những mầm cây nhỏ, tùy người nuôi trồng chăm sóc, uốn lượn thân cây theo cách mà họ nghĩ là đẹp và có lợi cho sự phát triển chúng. Bởi vậy khi thiết kế chương trình dạy cho trẻ mầm non, các giáo viên cần có sự thấu hiểu thế hệ mầm non mà mình đang dẫn dắt để có các phương pháp giảng dạy thích hợp và giúp các em thoải mái phát huy trí tưởng tượng của mình.

Nếu không có sự linh hoạt trong phương pháp giáo dục trẻ mầm non mà luôn muốn mọi hoạt động của bé đi theo một trật tự tẻ nhạt, trẻ chỉ cảm thấy chán ghét, sợ hãi trường học hơn bất cứ thứ gì trên đời. Đồng thời, muốn trẻ sáng tạo hơn, chúng ta phải mang một tâm thế cởi mở trước để dẫn dắt những tâm hồn non nớt này đi đúng hướng trong những bước đầu đời.

Không chấp nhận những ý tưởng khác biệt

Khi trẻ sáng tạo, chúng nảy ra những ý tưởng, suy nghĩ khác biệt với những sự vật, hiện tượng quen thuộc với người lớn trong cuộc sống. Đồng thời, đối với những sự kiện mới lạ đến với trẻ, mỗi trẻ có những cách ứng xử khác sẽ khác với khi người lớn chúng ta giải quyết những vấn đề tưởng như bình thường đó.

Không chấp nhận những ý tưởng khác biệt

Một số trường mầm non uy tín tại quận Bình Thạnh chia sẻ rằng, mỗi người giáo viên tại trường luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, kiên nhẫn và tích cực khi trò chuyện và dạy các em học tập và vui chơi. Bởi nhờ đó, các giáo viên dần làm quen và tìm hiểu về những ý tưởng độc đáo mà những đứa trẻ của mình nghĩ ra, phần nào giúp các em phát triển khả năng sáng tạo tiềm ẩn.

Chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân

Kinh nghiệm bản thân có lẽ là thứ không nên dựa vào nhất dù các giáo viên đã có thâm niên lâu trong nghề hay chỉ mới bắt đầu công việc. Bởi sự chủ quan dựa vào kinh nghiệm giảng dạy và trải nghiệm của bản thân sẽ chỉ khiến một người trở nên cố chấp và khép kín hơn. Đây là điều rất đáng ngại trong phương pháp giáo dục trẻ mầm non.

Như đã nói trên, mỗi trẻ mỗi hoàn cảnh sống và tính cách khác nhau, hành vi trẻ biểu hiện ra ngoài có thể giống nhau, nhưng mỗi suy nghĩ tạo nên hành vi đó lại có điểm khác nhau. Đừng mang tâm lý chủ quan cũng đừng quá áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ, các giáo viên nên lắng nghe ý kiến của từng trẻ, thấu hiểu hoàn cảnh rõ ràng và đưa ra kết luận cuối cùng.

Chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân

Làm cách nào để phát triển tư duy sáng tạo trong trẻ

Trẻ nên được tự chủ động để đưa ra quyết định của mình

Hãy giúp trẻ linh động, chủ động đưa ra những quyết định, bắt đầu từ việc nhỏ như gấp gọn quần áo của mình, được chọn món đồ chơi, đọc sách truyện ảnh mà mình thích để trẻ dần hình thành nên tư duy độc lập, làm nền tảng cho những ý tưởng, sáng kiến độc đáo riêng biệt sau này. Sau đó, khi gặp những phải những vấn đề lớn hơn đôi chút, bạn có thể từ tốn hỏi ý kiến của bé và hướng chúng đưa ra một lựa chọn hợp tình hợp lý.

Giúp trẻ thể hiện suy nghĩ, đặt câu hỏi

Nếu có thể, hãy tạo một không gian học tập để trẻ có cơ hội tập đặt câu hỏi và trò chuyện thật nhiều với giáo viên. Phần lớn sẽ là những tình huống, vấn đề mở với nhiều hướng giải quyết khác nhau để mở mang suy nghĩ cho trẻ. Để tạo cho bé sự phản ứng tự nhiên và hiệu quả nhất nếu bắt gặp lại tình huống ấy. Đồng thời, ta nên gợi lên sự tò mò để thúc đẩy sự sáng tạo, tìm hiểu của trẻ. Đó là lý do chúng ta thường thấy, ở độ tuổi lên 3 trẻ hay hỏi những câu hỏi “vì sao”. Vì vậy, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ đặt câu hỏi hoặc đặt câu hỏi để trẻ trả lời, cùng trẻ tìm hiểu những điều bí mật xung quanh chúng ta.

Giúp trẻ thể hiện suy nghĩ, đặt câu hỏi

Trên đây là chia sẻ của một số trường mầm non quận Bình Thạnh giúp phát huy tiềm năng sáng tạo trong trẻ mầm non. Hy vọng bài viết đã đem đến những kiến thức bổ ích cho các thầy cô và quý phụ huynh.