Sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ có mối quan hệ mật thiết đến sự dạy dỗ trong những năm tháng đầu đời của con. Đặc biệt là trong độ tuổi mầm non, vì thế mà hệ thống giáo dục mầm non ra đời để đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững của trẻ ngay từ khi còn bé.
1. Sự phổ biến của giáo dục mầm non hiện nay
Giáo dục mầm non ngày nay đã phổ biến hơn trước rất nhiều, bằng chứng là không chỉ trẻ em thành thị được hưởng nền giáo dục mà giờ đây trẻ em vùng cao, vùng sâu, vùng xa cũng được hưởng những thành tựu giáo dục đáng kể. Trẻ mầm non hiện nay dược giáo dục, nuôi dưỡng, phát triển ngôn ngữ, nhận thức và các kỹ năng mầm non cơ bản cần thiết để làm tiền đề cho giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ sau này.
Có thể nói, mầm non là giai đoạn vàng cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự hoàn thiện của não bộ. Đây là giai đoạn trẻ cần được chăm sóc trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ phù hợp, có phương pháp giáo dục hiện đại, có môi trường rèn luyện thể chất. Chính những yếu tố này sẽ giúp hình thành nhân cách tốt, lối sống lành mạnh và trở thành công dân toàn cầu trong tương lai.
2. Mục tiêu của giáo dục mầm non
Ngoài mục tiêu chung là giúp trẻ phát triển thì mục tiêu cụ thể của những chương trình giáo dục mầm non ở trẻ nhỏ còn chứa đựng những mục tiêu quan trọng không kém. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non đóng vai trò làm nền tảng rất quan trọng cho những cấp bậc giáo dục khác. Mỗi lứa tuổi mầm non, trẻ sẽ nhận được một cách giáo dục riêng. Vì thế mà mục tiêu giáo dục cũng được đổi mới, nhưng nhìn chung đều xoay quanh những đề mục sau đây:
– Giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển nhận thức
Trước khi tiếp xúc với giáo dục mầm non, hầu hết thời gian trẻ cũng được giáo dục và dạy dỗ từ phía gia đình. Nhưng nền giáo dục từ ba mẹ lại không mang lại bước đột phá cho con, chưa kể là thế giới quan của trẻ bị hạn hẹp trong phạm vi gia đình. Chính vì vậy mà môi trường nhà trường sẽ kích thích trí tò mò, trẻ sẽ có nhiều cơ hội tự khám phá, từ đó hình thành những kỹ năng quan trọng như: phán đoán, so sánh, phân loại, quan sát, v.v… và hiểu biết thêm về thế giới xung quanh, môi trường, xã hội và quan trọng hơn là trẻ hiểu nhiều hơn về bản thân của mình. Các phương pháp giáo dục hiện đại sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện những kỹ năng cần thiết, bổ trợ cho cuộc sống của trẻ.
– Giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
Một điều đáng chú ý ở trẻ được đến trường là khả năng hoạt ngôn. Trẻ biết cách diễn đạt ý kiến cá nhân và cảm xúc của mình một cách rõ ràng hơn so với trẻ không được đến trường. Vì thế mà giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ một cách vượt trội. Đây là điều kiện để bé phát triển kỹ năng đọc, viết khi vào lớp một.
– Giáo dục mầm non phát triển thể chất
Thiết kế chương trình học với các hoạt động vui chơi là chính, vì thế mà trẻ được vui, được học, được trải nghiệm và nâng cao thể chất. Thay vì chỉ đi lòng vòng quanh nhà, những ngôi trường mầm non rộng lớn là nơi giúp trẻ tự do hoạt động, chạy nhảy linh hoạt, kích thích sự phát triển chiều cao và cân nặng của con. Đồng thời, tạo cho trẻ thói quen rèn luyện chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân sau mỗi lần vui chơi và làm thế nào giữ an toàn cho bản thân trong quá trình sinh hoạt. Song song với phát triển tư duy, phát triển thể chất là một sự kết hợp không thể bỏ qua trong độ tuổi này.
– Giáo dục đời sống tinh thần cho bé
Với đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản, cùng với những chương trình học hiện đại lấy học sinh làm trung tâm. Trẻ mầm non sẽ học được cách bao dung, yêu thương và lễ phép với người lớn, không ích kỉ,… nhân sinh quan cũng phong phú hơn rất nhiều, trẻ sẽ nhận ra nhiều điều tốt đẹp xung quanh. Đây là điều kiện phát triển năng khiếu nghệ thuật đang tiềm ẩn bên trong trẻ.
Trên đây là vai trò và mục tiêu phát triển giáo dục mầm non dành cho trẻ nhỏ trong những năm trở lại đây. Mong rằng bài viết này sẽ mang đến những thông tin thú vị cho các bậc phụ huynh có con nhỏ đang trong độ tuổi vàng này. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan khác ngay tại đây nhé!
Comments are closed for this post.