Cha mẹ luôn muốn con được trưởng thành một cách tốt nhất. Nhưng hầu hết mọi người đều không biết nên dạy con những gì vào độ tuổi nào. Bài viết dưới đây các trường mầm non quận 3 sẽ chỉ rõ cho cha mẹ về “8 năm vàng” trong sự phát triển của trẻ.
1. Năm 1 tuổi: Để trẻ phát triển an toàn
Khi trẻ mới 1 tuổi, điều cha mẹ cần làm là chỉ chơi với con một cách bình thường thôi. Ở tuổi này, bé sẽ chưa học được nhiều thứ thông qua lời nói mà bạn truyền đạt cho bé. Do vậy, bạn hãy nên dạy bé bằng cách dành thời gian để chơi với bé nhiều hơn. Nhờ vậy sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho bé, bé sẽ cảm thấy rằng mình luôn có người yêu thương và quan tâm, chăm sóc. Nhờ vậy sẽ giúp cho sự phát triển não bộ của bé tốt hơn vì bé luôn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có tâm hồn rất yếu đuối, dễ bị tổn thương. Đặc biệt, do mới ở giai đoạn đầu phát triển nên bé sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thất bại trong việc bắt đầu dần dần làm quen với thế giới này. Vậy nên, ở giai đoạn này các em thật sự mong muốn và cần ai đó ở xung quanh chú ý đến các hành động của bé. Việc này vừa giúp đảm bảo bé được an toàn vừa giúp bé cảm thấy an tâm hơn để vượt qua những khó khăn thử thách khi đối mặt với những thứ mới mẻ xung quanh bé.
2. Năm 2 tuổi: Để trẻ phát triển với sự hài hước
Sự hài hước sẽ giúp con bạn dành được sự yêu thích từ mọi người. Giai đoạn bé được tròn 2 tuổi là thời gian tốt nhất để bạn nuôi dưỡng sự hài hước cho trẻ, giúp trẻ rời khỏi vòng tròn an toàn của mình và hòa nhập với mọi người. Khi thấy mọi người xung quanh cười vui vẻ, bé cũng sẽ cười theo. Việc bé luôn chủ động cười khi vui chơi với mọi người xung quanh cũng là cách để bé giao tiếp với người khác. Cha mẹ nên chú ý mở rộng các sở thích cho con mình vào giai đoạn này, thêm các tình huống hài hước vào trong các hoạt động thường ngày của bé. Hơn nữa, việc tạo điều kiện cho bé sống trong sự hài hước, vui vẻ cũng giúp bé có thể dễ dàng loại bỏ được những căng thẳng và rắc rối mà bé gặp phải trong những giai đoạn phát triển đầu đời của mình.
3. Năm 3 tuổi: Để trẻ phát triển sức sáng tạo
Giai đoạn trẻ 3 tuổi, sức sáng tạo của trẻ phát triển mạnh mẽ. Sự tò mò với môi trường xung quanh của trẻ kích thích sự phát triển không ngừng của trẻ. Trong giai đoạn này, nếu bạn tạo cho trẻ một môi trường phù hợp và tạo cơ hội để truyền cảm hứng cho bé thì tiềm năng sáng tạo tự nhiên của bé sẽ được phát triển tối đa.
Bạn hãy tạo cơ hội cho trẻ sáng tạo lên câu chuyện của mình, vẽ tranh và chơi những trò chơi tạo hình bằng đất và khám phá thế giới bên ngoài. Đừng ngại ngần để con dính bẩn, hãy để con tự do phát triển và khám phá những điều tuyệt vời của thế giới. Đừng cố hướng trẻ vào những khuôn mẫu có sẵn mà bạn đặt ra cho bé. Những việc bé làm có thể giúp bé có suy nghĩ tích cực hơn và phát triển tư duy sáng tạo tốt hơn. Đồng thời việc này cũng giúp hình thành lên tư duy suy nghĩ logic cho bé giúp bé có thể dễ dàng hơn trong việc học các môn học liên quan tới toán học, các môn khoa học tự nhiên…
Bạn cũng có thể kích thích sự sáng tạo của trẻ thông qua các hoạt động trồng hoa và cây cảnh hay nuôi thú cưng, hoặc bạn có thể đưa con ra ngoài chơi thường xuyên hơn để tạo cơ hội kích thích sự phát triển sức sáng tạo của con.
>>> Tìm hiểu thêm: Tham khảo chương trình giáo dục mầm non của VAS
4. Năm 4 tuổi: Tập trung vào phát triển ngôn ngữ
Khoảng từ 2 tuổi trẻ đã có thể biết nói một số từ. Nhưng giai đoạn này bạn không cần quá gấp gáp để dạy bé biết nói quá nhiều từ và hiểu về ý nghĩa của nó. Tới năm trẻ được 4 tuổi, bạn có thể bắt đầu tập trung vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Khi trẻ biết nói, hầu như trẻ đều rất thích nói chuyện và hào hứng với việc đó. Dù vậy, trẻ mới tập nói sẽ gặp rất nhiều lỗi phát âm hoặc dùng từ sai, cha mẹ đừng cười bé vì bé nói sai, như vậy rất có thể sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và cảm thấy tổn thương. Từ đó khiến bé trở lên ít nói hơn thậm chí là bị gặp vấn đề nói lắp.
Ở giai đoạn 4 tuổi, sự tò mò của trẻ vẫn rất phát triển. Giai đoạn này trẻ rất thích đặt những câu hỏi về những vấn đề xung quanh về những gì chúng thấy hàng ngày. Các em luôn mong muốn được biết nhiều hơn về những cái mới xung quanh bé để thỏa mãn trí tò mò của mình đồng thời cũng là cơ hội để bé hiểu nhiều hơn về ý nghĩa của ngôn từ, của những từ mà bé nói và nghe thấy hàng ngày. Vậy nên cha mẹ hãy luôn trả lời những thắc mắc mà con hỏi, đừng phớt lờ những gì bé hỏi, vì như vậy có thể sẽ hạn chế sự phát triển của trẻ.
5. Năm 5 tuổi: Tạo mối quan hệ giữa bé và gia đình
Khi trẻ được 5 tuổi, trẻ bắt đầu hiểu chuyện hơn và bắt đầu muốn học cách để kiểm soát hành vi của mình và làm sao cho có thể hòa hợp với mọi người xung quanh bé. Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu biết yêu thương cha mẹ nhiều hơn và luôn muốn làm mọi điều để cho cha mẹ được vui và hài lòng. Giai đoạn này, để tạo mối quan hệ tốt với bé bạn cũng đừng nên ngần ngại mà đưa ra lời khen thưởng đối với bé nhé. Với bé việc bạn khen thưởng bé cũng giống như là việc bạn thể hiện sự hài lòng và vui vẻ với bé. Điều này sẽ làm bé cảm thấy vui vẻ và thích thú hơn để làm những gì có thể khiến bạn vui.
Ở độ tuổi này tính khí của trẻ cũng có chút thay đổi, trẻ có thể sẽ mất kiên nhẫn nếu như những gì trẻ nói mà bạn không hiểu. Thậm chí trẻ cũng sẽ gắt gỏng vì cho rằng bạn không hiểu những gì bé nói. Do vậy cha mẹ hãy nhớ dành nhiều thời gian để tâm sự với bé hơn nữa để có thể hiểu về trẻ hơn và trở thành một người bạn tốt mà trẻ tin tưởng.
6. Năm 6 tuổi: Trẻ có sự mâu thuẫn về nội tâm
Đây là độ tuổi dễ xảy ra mâu thuẫn giữa cha mẹ với con cái nhất. Nếu khi trẻ 5 tuổi, cha mẹ đối với con cả thế giới thì khi tới 6 tuổi trẻ lại coi chúng chính là trung tâm của thế giới. Do ở tuổi này trẻ bắt đầu đến trường tiểu học, ở đây trẻ phải học cách sống độc lập hơn. Nhưng do nhiều cha mẹ vẫn luôn cho rằng con bé bỏng và muốn bảo vệ con nên không cho phép con tự lập. Điều đó dẫn đến việc trẻ thường hay xảy ra mâu thuẫn với cha mẹ mình để dành được sự tự lập và không gian riêng cho mình.
7. Năm 7 tuổi: Phát triển tư duy trừu tượng
Ở giai đoạn trẻ 7 tuổi, trí tưởng tượng của trẻ vẫn còn rất phát triển. Trẻ thường ngây thơ cho rằng bất cứ thứ gì di chuyển được đều là sinh vật sống. Trẻ tin rằng có phép thuật trên đời và trẻ có thể điều khiển được mọi thứ. Trẻ cũng tin rằng mọi vật thể và các hiện tượng tự nhiên đều có cảm xúc và suy nghĩ giống như con người.
Sự phát triển của tư duy trừu tượng cho phép trẻ em phát hiện ra điểm tương đồng và sự khác biệt giữa các đối tượng. Nhờ vậy giúp trẻ dễ dàng nhìn nhận thế giới và phát hiện ra những điểm thú vị giữa các sự vật hiện tượng xung quanh bé.
8. Năm 8 tuổi: Trẻ suy nghĩ hăng hái và tích cực
Từ 8 tuổi trở đi trẻ có thể suy nghĩ về nhiều vấn đề hơn. Suy nghĩ và ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách toàn diện và khả năng phán đoán cũng được nâng cao hơn. Chúng có thể sự dụng tư duy logic của mình để đưa ra ý tưởng và suy luận riêng của mình.
Lúc này trẻ cũng bắt đầu suy nghĩ thực tế hơn. Trẻ không tin vào phép thuật nữa và ngày càng nhận thức được sức mạnh khách quan của tự nhiên và phân biệt được giữa tưởng tượng với thực tế.
Trên đây là những gì mà các trường mầm non quận 3 nghiên cứu được dựa trên kinh nghiệm nuôi dạy trẻ nhiều năm. Hy vọng rằng bài viết sẽ có ích đối với cha mẹ trong việc nuôi dạy con. Cha mẹ cũng có thể tìm hiểu cho con một môi trường giáo dục tốt ở các trường mầm non quận 3 tại đây.
Comments are closed for this post.