Một trong những kỹ năng cần thiết và cực kỳ quan trọng đối với người đi làm là kỹ năng nói trong giao tiếp. Phương pháp dạy tiếng Anh cho người đi làm hiện nay đều ưu tiên tập trung nâng cao kỹ năng cần thiết này.
Hiểu được tầm quan trọng đó, chúng tôi xin chia sẻ những quan niệm và phương pháp dạy phổ biến hiện nay để phát triển kỹ năng nói tiếng Anh.
Những quan niệm dạy tiếng Anh hiện nay
Trong lĩnh vực dạy nói có hai quan niệm đối lập. Một quan niệm cho rằng người học cần phải có vài trăm từ, vài mẫu câu cơ bản mới bắt đầu tập nói được. Có người cho rằng có thể dạy người hoàn toàn chưa biết gì tập nói được. Quan điểm này gợi cho chúng ta nhớ tới một cách giảng dạy nổi tiếng bằng phương pháp trực tiếp là dạy ngoại ngữ bằng ngoại ngữ. Điều này có tác động tích cực đến tư duy của người học. Bài viết này sẽ nêu rõ về quan điểm này và những kỹ thuật để thực hiện nó.
Một nguyên tắc cơ bản đưa phương pháp dạy học trực tiếp này đi đến thành công là ở chỗ “Đừng sợ phải nói một số câu dùng đến những từ mà người học chưa biết. Chẳng gây khó khăn gì cho họ đâu, miễn là thông điệp của câu đó rõ ràng”.
Phương pháp dạy tiếng Anh hiệu quả
Gần đây, nhiều giáo viên dạy tiếng Anh đã khẳng định được mối quan hệ giữa kiến thức và kỹ năng, đã sáng tạo ra nhiều phương pháp dạy nói nhằm tạo điều kiện cho việc sản sinh lời nói của người học. Những phương pháp dạy nói được sử dụng nhiều nhất hiện nay là:
- Đơn giản hoá cấu trúc (simplified structures): nối ghép câu sau vào câu trước bằng từ nối, thậm chí không dùng từ nối. Cách nối câu này còn gọi là “parataxis”.
- Nói ngắn gọn (ellipses: tĩnh lược): sử dụng khi có sức ép về thời gian. Sử dụng những câu đã lược bỏ một phần, loại câu “Who?”, “Does what?”.
- Thể hiện ý tưởng bằng những cách diễn đạt mang tính công thức cao (formulaic expressions): những nhóm từ cố định hoặc nửa cố định, ví dụ: take it (mua đi), come on (tiếp tục đi), những câu thường dùng như một đơn vị đúc sẵn: It’s very nice to meet you; I don’t believe a word of it, v.v.
- Sử dụng từ đệm (fillers) và thủ pháp kéo dài thời gian (hesitation de-vices hoặc time-creating devices): OK, say, erm, er, mhm, mm, v.v.
Ngoài ra khi dạy người Việt nói tiếng Anh chúng ta còn phải quan tâm đến những yếu tố can thiệp của tiếng mẹ đẻ. Những yếu tố này sẽ giúp cho việc giao tiếp một cách dễ dàng hơn, bất chấp vốn từ tiếng Anh của bạn có ít đến đâu. Theo một số chuyên gia về giáo dục nêu ra trong chiến lược giao tiếp, người nói khi gặp khó khăn cũng thường dùng thủ pháp vay mượn, kể cả vay mượn tiếng mẹ đẻ.
Ví dụ khi muốn thể hiện ý “Ra ngoài cho thoáng một chút đi”, nếu người Việt chưa từng gặp cấu trúc Anh “How about fresh air?”, thì họ sẽ vay mượn cấu trúc của tiếng Việt để nói rằng “Let’s go out to have a comfortable minute”. Hoặc khi muốn dùng từ “kiểm tra đột xuất”, nếu học viên chưa gặp nhóm từ “surprise check” thì họ sẽ mượn tiếng mẹ đẻ mà nói rằng “sudden check/sudden test/sudden supervision”.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy tiếng Anh cho người đi làm nhưng thực tế không phải phương pháp nào cũng mang lại hiệu quả nhất định. Người dạy cần xác định năng lực học và trình độ tiếng Anh của học viên đến đâu để chọn được một phương pháp phù hợp nhất.
Tham khảo thêm những phương pháp hiệu quả khác tại đây.
Comments are closed for this post.