Chương trình mầm non stem là một mô hình tương đối mới, nhưng được các trường lựa chọn giảng dạy cho các em ngày càng nhiều. Để tăng khả năng tương tác của các bé và đạt được hiệu quả mong muốn, chương trình stem cần phải phản ánh chân thật những gì đang xảy ra với lĩnh vực stem bên ngoài xã hội. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ chia sẻ những phương pháp để thiết kế chương trình stem thu hút hơn với trẻ mầm non.

Học tập dựa trên câu hỏi

Đây là phương pháp học tập kết hợp giữ sự tò mò của trẻ và các yếu tố khoa học để nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ.

Phương pháp này đề cao tính chủ động của trẻ trong mọi hoạt động, kích thích tư duy và suy nghĩ của trẻ để thúc đẩy sự tò mò về mọi việc xung quanh, khuyến khích sự trải nghiệm và khám phá của trẻ bằng việc để trẻ đặt câu hỏi và tự tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề đó.

Thông qua phương pháp này, trẻ được nâng cao kiến thức, kỹ năng stem cũng như kỹ năng sống thông qua việc tương tác, việc đặt câu hỏi với nhiều người để tìm lời giải đáp, khám phá những điều trẻ chưa biết, và tranh luận cho những điều các em nghĩ là đúng.

Việc đặt câu hỏi giúp kích thích sự tò mò của trẻ

Việc đặt câu hỏi giúp kích thích sự tò mò của trẻ

Giải quyết những vấn đề thực tiễn

Đối với trẻ mầm non, những ví dụ minh hoạ trong lớp học đôi khi sẽ khô khan và sẽ khó cho các em mường tượng. Vì vậy, phương pháp này giúp các em không chỉ đơn thuần là biết những gì được truyền đạt, mà còn giúp em kết nối những kiến thức đó với thế giới mà các em đang sống.

Phương pháp này giúp trẻ mầm non được tiếp cận với những vấn đề thực tế về stem trong ngành nghề mà các bé sẽ phát triển sau này cũng như cộng đồng mà các em đang sinh sống.

Việc tiếp xúc với những vấn đề thực tiễn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy và rèn luyện cho trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề. Đây chính là một trong những lợi ích của mô hình stem: giúp trẻ có khả năng nhận ra và liên kết những gì được học với thực tiễn để ứng dụng những kỹ năng phù hợp.

Mô hình stem giúp trẻ kết nối những vấn đề thực tế

Mô hình stem giúp trẻ kết nối những vấn đề thực tế

Phương pháp học stem kết hợp

Thay vì học riêng lẻ từng môn trong mô hình stem, phương pháp này là sự dung hòa của 2 hay nhiều môn với nhau để tạo ra mô hình học tập kết hợp cho trẻ.

Các chuyên gia nhận định rằng kiến thức ở các mảng của stem có sự đan xen với nhau, và mỗi mảng stem đều trang bị cho các em những kỹ năng nhất định. Vì vậy, việc sử dụng mô hình stem kết hợp giúp các em có khả năng sử dụng nhiều kỹ năng từ các mảng của stem để giải quyết vấn đề. Hơn nữa, điều này cũng giúp các em nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.

Việc kết hợp nhiều mảng của stem giúp tăng sự hứng thú của trẻ khi tham gia học tập vì mỗi mảng đều mang lại cho trẻ những kiến thức và trải nghiệm mới mẻ.

Sử dụng sự trợ giúp của công nghệ

Công nghệ được xem là then chốt của việc học tập stem hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ riêng lẻ không đủ để đảm bảo sự hứng thú hay sự tương tác của các em mầm non.

Việc ứng dụng sức mạnh công nghệ vào chương trình mầm non stem giúp các em được tiếp cận và làm quen với công nghệ từ sớm để có thể dần làm chủ công nghệ khi lớn lên. Hơn nữa, việc sử dụng công nghệ chỉ là công cụ hỗ trợ giúp các em dần phát triển khả năng lập trình, phát triển và gia tăng khả năng tự tin về việc sử dụng công nghệ của các em hơn là chỉ cho các em cách một công nghệ nào đó được vận hành.

Với sự trợ giúp của công nghệ, các em sẽ được tiếp xúc với những công cụ đa dạng, không chỉ đơn thuần là về máy tính mà còn có thể là kính hiển vi, những trải nghiệm thực tế ảo hay gamification (xu hướng ứng dụng các thành phần của game vào hoạt động bất kỳ để tạo động lực cho người dùng),… 

Công nghệ giúp việc học stem trở nên hiệu quả

Công nghệ giúp việc học stem trở nên hiệu quả

Hiện nay, cơ hội dành cho lĩnh vực stem đang rất rộng mở. Vì vậy, việc sử dụng những phương pháp tiếp cận hiệu quả sẽ giúp các em dễ dàng đón nhận chương trình mầm non stem hơn. Hy vọng bài chia sẻ trên giúp phụ huynh và nhà trường có cách tiếp cận phù hợp với các em.

>>> Xem thêm: Dạy kỹ năng giao tiếp với ông bà cha mẹ